Giới thiệu

Danh mục bệnh

Đái Dầm

Tiểu Đêm

SẢN PHẨM

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 415.757
Tổng số Thành viên: 16
Số người đang xem:  2

SINH LÝ QUÁ TRÌNH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Đăng ngày: 2024-10-15 10:58:19
SINH LÝ QUÁ TRÌNH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Các thảo dược có tác dụng trong điều trị bệnh lý đái dầm

Đái dầm là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Đái dầm được xem xét đến các yếu tố bệnh lý khi nó xảy ra hoặc tiếp tục tái diễn ở trẻ trên 5 tuổi. Với trẻ dưới 5 tuổi do các hệ cơ quan trong cơ thể chưa phát triển một cách hoàn thiện nên hiện tượng đái dầm có thể chỉ là một hiện tượng bình thường và không cần xét đến các yếu tố bệnh lý. Đái dầm không gây nguy hiểm cho trẻ và cũng có thể tự khỏi, tuy nhiên bệnh gây nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh cũng như những người thân trong gia đình.

Đại đa số các trường hợp đái dầm là không xác định được chính xác nguyên nhân hay nói khác là không phát hiện ra các tổn thương thực thể trên các hệ cơ quan trong cơ thể, do đó các phương pháp điều trị theo tây y chủ yếu là tác động vào để điều trị triệu chứng mà không điều trị triệt để được bệnh. Còn về quan niệm của YHCT, đái dầm là do nguyên nhân Thận hư, chức năng thận kém gây biểu hiện đái dầm ở trẻ em và tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ ở người lớn. Do đó việc điều trị đái dầm chủ yếu là bổ vào công năng thận, Thận tốt thì chức năng chủ về tiểu tiện cũng được cải thiện làm các biểu hiện đái dầm hoặc tiểu tiện không tự chủ sẽ giảm dần và biến mất.

Trong quá trình phát triển của YHCT, đã có nhiều nghiên cứu các thảo dược có tác dụng điều trị trong trường hợp bệnh lý đái dầm hoặc tiểu tiện tự chủ. Từ các nghiên cứu này đã tìm ra các cây thuốc, thảo dược có tác dụng điều trị rất tốt trong điều trị đái dầm. Có thể kể đến một số cây thuốc như:

  1. Khiếm thực

Khiếm thực là một loại cây thuộc họ Súng, mọc ở ao hồ, lá nổi trên mặt nước, ra hoa vào mùa hạ. Bộ phận có tác dụng chữa bệnh của cây là hạt. Khi quả chín đem về xay cho vỡ ra rồi trẩy lấy hạt phơi hoặc sấy khô dùng dần. Theo YHCT, Khiếm thực có vị ngọt tính sáp, bình vào kinh Tỳ, Thận, có tác dụng bổ thận cố sáp, dùng trong điều trị các trường hợp đái dầm, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ.

  1. Hạt sen

Hạt sen hay Đông y gọi là Liên nhục là một thực phẩm khá phổ biến được nhiều người sử dụng. Sen là một cây mọc dưới nước có khá nhiều bộ phận được dùng làm thuốc. Ngó sen hay Ngẫu tiết được dùng làm thuốc cầm máu, lá sen hay Hà diệp có tác dụng hạ mỡ máu, tâm sen hay còn gọi là Liên tâm có tác dụng dưỡng tâm an thần,.... Hạt sen hay Liên nhục có vị ngọt tính bình, vào kinh Tâm, Tỳ, Thận có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, cố sáp; được dùng điều trị các trường hợp đái dầm ở trẻ em, tiểu tiện không tự chủ, mất ngủ, kém ăn, bồi bổ cơ thể,....

  1. Kim anh

Kim anh là một loại cây thuộc họ Hoa hồng, cây mọc thành bụi, thân có gai. Bộ phận dùng làm thuốc của cây là quả. Quả Kim anh có hình bầu dục, màu da cam, nâu đỏ hoặc sẫm bóng. Trong Đôn y, quả Kim anh được gọi là Kim anh tử. Kim anh tử có vị chua sáp tính bình vào kinh Thận, Bàng quang, Đại tràng, có tác dụng cố tinh sáp niệu, sáp trường chỉ tả. Kim anh tử được dùng để điều trị chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đái dầm, tiểu tiện không tự chủ, di tinh, ỉa chảy mạn tính,...

  1. Phá cố chỉ

Phá cố chỉ là một loại câu thảo cứng, có nguồn gốc Ấn Độ, hiện được trồng nhiều nơi tại Việt Nam. Bộ phận dùng thuốc là hạt cây. Hạt Phá cố chỉ là hạt đơn, dính liền vỏ quả có màu nâu đen hoặc đen, mùi thơm. Theo YHCT, Phá cố chỉ (hay còn gọi là Bổ cốt chỉ) có vị cay đắng tính ấm có tác dụng bổ thận cố sáp ôn tỳ chỉ tả được dùng điều trị các trường hợp thận dương hư gây tiểu tiện nhiều lần, tiểu dầm, tiểu tiện không tự chủ, ỉa chảy, di tinh, xuất tinh sớm, mộng tinh,....

  1. Tang phiêu tiêu

Đây không phải là một cây thuốc, tuy nhiên nó có tác dụng điều trị rất tốt trong các trường hợp đái dầm cho nên được đề cập đến trong bài viết này. Tang phiêu tiêu thực chất là tổ bọ ngựa trên thân cây dâu tằm. Tổ hình trứng dài, màu nâu vàng hoặc nâu đen,  được dùng làm thuốc ở giai đoạn khi trứng chưa nở.  Đông y cho rằng Tang phiêu tiêu có vị ngọt mặn, tính bình vào kinh Can Thận có tác dụng bổ thận cố sáp. Các trường hợp thận hư gây đái dầm, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ,... điều trị bằng Tang phiêu tiêu phối hợp các thuốc bổ thận cố sáp khác mang lại hiệu quả điều trị rất tốt.

Trên đây là một số vị thuốc Đông  có tác dụng điều trị rất tốt trong các trường hợp đái dầm ở trẻ em cũng như người lớn. Mặc dù các vị thuốc đều là thảo dược thiên nhiên rất an toàn với người sử dụng nhưng không nên tự ý điều trị bằng các thuốc này, cần có sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.

Tin liên quan